Kiến trúc Astrakhan_(tỉnh)

Điện Kremlin trắng tại Astrakhan

Astrakhan là một khu vực giao cắt của rất nhiều sông ngòi và chính lưu, đổ từ sông Volga đến vùng đông nam (Volda, Kutum, Xapev, Kizan). Đó chính là nguyên nhân tại sao tại Astrakhan lại có rất nhiều cầu bắc qua sông ngòi, kênh rạch ở đây. Những con sông này nối thẳng Astrakhan với St Peterburg (cố đô của Nga), chính vì vậy mà tại đây vua Piotr I (vào năm 1722) đã cho tập trung xây dựng Astrakhan trở thành một thương cảng lớn của vùng Volga-Caspi.

Khu vực trung tâm của thành phố Astrakhan – có lịch sử khá phức tạp – trước đây là một hòn đảo được bao quanh bởi sông Volga, Kutum, Xarev và Kazach. Tại gò đất cao nhất là điện Kremlin (1580-1620, thiết kế bởi Đarophi Miakixeph, kiến trúc sư Mikhail Veliaminov, Daiy Gubactui), nằm bên bờ trái của sông Volga. Điện Kremlin bao quanh bởi 4 bức tường đá trắng và 3 tòa tháp.

Bên trong điện Kremlin có:Cung Assumption (1698-1710, kiến trúc sư Dorofei Myakishev); Cung Tam vị; Nhà Giám mục; Trại giam (1807); Nhà nguyện Cyril...

Năm 1769 kiến trúc tổng thể Astrakhan của kiến trúc sư A.V. Kvasov đã được phê duyệt. Theo đó thành phố được quy hoạch theo hình vuông, các tòa nhà được xây dựng theo phong cách cổ điển, ví dụ như tòa Thị chính, tòa nhà thương mại Matxcova (1790), … Trung tâm thành phố được xây dựng theo "thiết kế mẫu" với hai bên bờ là các điền trang và dinh thự được nối với nhau bởi các cây cầu. Khu trung tâm của Thành phố Trắng (cũ) vẫn còn lưu lại một số khu vực của các nhà buôn phương Đông, Đền thờ Hồi giáo, Cung điện của Giáo hội Thiên chúa giáo (1762-1778). Nhà thờ Thiên chúa giáo tại Astrakhan đã từng đứng thứ ba trong số các nhà thờ Thiên chúa giáo chính thời bấy giờ tại Nga (sau St. Peterburg và Matxcova). Vào thế kỷ 19 thành phố bắt đầu xem xét sửa sang lại và cho xây dựng nhiều dinh thự, tháp, trung tâm thương mại sang trọng với phong cách hiện đại.